26/6/17

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM 
NIÊN GIÁM 2016

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ (TNTT)

1- Nguồn gốc và lịch sử:
Phong trào TNTT bắt nguồn từ Hội Cầu nguyện bên Pháp do các linh mục Léonard Cros và Ramadière khởi xướng giữa thế kỷ XIX. Lấy tinh thần Đạo Binh Thánh Giá, nhưng thay vì dùng vũ khí vật chất là gươm giáo, phong trào dùng vũ khí tinh thần theo 4 khẩu hiệu truyền thống: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ. Thay vì bảo vệ thánh địa vật chất, phong trào bảo vệ đền thờ thiêng liêng là tâm hồn của các em thiếu nhi, tâm hồn của giới trẻ.
Đến đầu thế kỷ XX, nhờ linh mục Bessière S.J., Hội Tông đồ Cầu nguyện dành cho giới trẻ chính thức được thành lập tại Pháp năm 1917, với đường lối căn bản: nhắm vào trẻ em, có tính cách quốc tế theo ý Hội Thánh Thể ở Lộ Đức, và nhấn mạnh tính cách truyền giáo.
 Ở Việt Nam, phong trào được thành lập đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1929 do hai linh mục Léon Paliard và Paul Uzureau, Tu hội Xuân Bích, mang tên Nghĩa Bình Thánh Thể. Phong trào được hàng giáo phẩm và giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng nên đã phát triển nhanh chóng khắp nơi trên toàn quốc trong suốt thập niên 30: Huế (1931), Sài Gòn (1931), Phát Diệm (1932), Thanh Hóa (1932), Vinh (1935), Vĩnh Long (1935) Quy Nhơn (1936), Bùi chu (1937), Thái Bình (1937), Bắc Ninh (1938)…Tùy theo lứa tuổi từ nhỏ tới lớn, Nghĩa Bình được chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh và Hậu Binh.
Cuộc di cư năm 1954 đã làm phát triển rộng lớn hơn nữa Nghĩa Binh Thánh Thể ở miền Nam. Năm 1957, HĐGMVN đã bổ nhiệm linh mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Tổng Tuyên úy đầu tiên. Sinh hoạt Nghĩa Binh bắt đầu đòi hỏi đổi mới cho phù hợp với tâm lý giới trẻ. Cùng lúc với tinh thần đổi mới của CĐ. Vaticanô II, phong trào đã thêm vào sinh hoạt cầu nguyện thuần túy của Nghĩa Binh Thánh Thể một đường lối mới: giáo dục trẻ và dùng phương thức sinh hoạt trẻ vào trong các hoạt động. Vì thế, bản Nội quy thống nhất được ra đời và đổi tên Nghĩa Binh Thánh Thể thành phong trào TNTT Việt Nam.
Năm 1971, HĐGM phê chuẩn bản Nội quy mới. Năm 1972, Đại hội Toàn quốc Về đất hứa 1 tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoản 2000 huynh trưởng. Vào thời điểm này, các giáo phận phía Nam có tới 140.000 đoàn viên và 3.800 huynh trưởng trong 650 xứ đoàn của 13 giáo phận. Ở miền Bắc, phong trào TNTT vẫn tiếp tục hoạt động chủ yếu là sinh hoạt giáo lý và đạo đức.
Sau năm 1975, phong trào lan rộng và phát triển mạnh mẽ nơi cộng đồng Công giáo Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, ÚC, Hoa Kỳ, Canada
2- Mục đích, tôn chỉ và phương pháp giáo dục: 
 Phong trào TNTT là đoàn thể CGTH quy tụ các em thiếu nhi quanh Chúa Giêsu nhằm mục đích giáo dục các em về 2 phương diện : tự nhiên và siêu nhiên. Tự nhiên là đào luyện thành người công dân tốt, siêu nhiên là huấn luyện thành người Kitô hữu hoàn hảo. Phong trào TNTT còn đoàn ngũ hóa và hướng dẫn giới trẻ loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội. Nền tảng giáo dục của Phong trào là Lời Chúa trong Thánh Kinh và giáo huấn của GHCG. Phong trào giúp các em nhận thấy Chúa Giêsu Thánh Thể đang tiếp tục cách kỳ diệu Mầu nhiệm Nhập Thể và Phục Sinh trong cuộc đời mỗi người, Người là lý tưởng của phong trào.
Để cụ thể hóa mục đích trên, phong trào mời gọi mọi đoàn viên sống theo các tôn chỉ sau:
- Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cách cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cách riêng làm tông đồ cho giới trẻ: Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, số 12).
- Yêu mến và tôn kính Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, để nhờ Mẹ, chúng ta đón nhận và đem Chúa vào đời một cách tuyệt hảo.
-  Tôn kính các Thánh Việt Nam, noi gương và nên chứng nhân Tin Mừng Chúa Kitô như các ngài.
Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô, là Đức Giáo Hoàng, thủ lãnh của TNTT, đồng thời cầu nguyện và thực hiện những ý chỉ hằng tháng của ngài.
- Thăng tiến con người nhân bản. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Từ các tôn chỉ này, phong trào đã tạo cho mình phương pháp giáo dục siêu nhiên thật độc đáo:
* Khơi nguồn Thánh Kinh và khơi nguồn Thánh Thể: cuộc đời Chúa Giêsu từ thuở thơ ấu, thời ẩn dật và bước đường rao giảng Tin Mừng đã trở nên nguồn suối chất liệu phong phú trong việc giáo dục giới trẻ trở nên giống Chúa Kitô: sống ngoan, sống hy sinh, sống chinh phục, sống dấn thân, sống phụng sự như Người. Không những thế, phong trào còn mời gọi giới trẻ sống thánh, qua phương pháp Khơi nguồn Thánh Thể, trong đó, Chúa Giêsu Thánh Thể trở thành mặt trời của một ngày sống, trở thành trung tâm điểm của cả cuộc đời người đoàn viên TNTT, qua việc dâng ngày, rước lễ, làm việc lành và dâng đêm mỗi ngày.
* Mặt khác, phong trào cũng tận dụng các phương pháp giáo dục tự nhiên như Hàng đội tự trị, Giáo dục tiệm tiến, Vào sa mạc (Trại Huấn luyện), Sinh hoạt Trẻ, và Hội họp. Từ một nhóm trẻ ô hợp, Hàng đội tự trị sẽ đưa các em vào đội ngũ trật tự, biết phân công trách nhiệm, nắm vững cơ cấu tổ chức, sống hòa đồng và phục vụ công ích. Giáo dục tiệm tiến đáp ứng sự hợp lý trong việc huấn luyện: đi từ dễ đến khó, phân chia lứa tuổi và trình độ, những điều học trước sẽ giúp hiểu biết những điều học sau. Bước chân Vào sa mạc (Trại Huấn luyện), các em sẽ học được tinh thần tháo vát, tự lập và khắc phục bản thân vì phải xa rời đời sống tiện nghi hằng ngày, và hơn thế nữa, cảm nghiệm được tinh thần phó thác vào Ban Huấn luyện, tinh thần đồng đội trong đời sống liều trại và các sinh hoạt huấn luyện. Sinh hoạt Trẻ đem lại niềm vui cho tâm hồn các em qua những bài hát, vũ điệu, băng reo và trò chơi, trong đó, các em sẽ được nuôi dưỡng bằng tinh thần lạc quan, yêu đời, bằng những tinh thần lạc quan, yêu đời, bằng những tình cảm thiêng liêng đối với gia đình, học đường, Giáo Hội và quê hương… Cuối cùng, Hội họp mang lại bầu khí xum vầy, cùng nhau phân công những gì đang thực hiện, cùng nhau chia sẻ những gì sẽ thực hiện và cùng nhau học hỏi thăng tiến bản thân và đoàn thể…
3- Tổ chức, sinh hoạt và huấn luyện:
 Nếu ngày xưa Nghĩa Binh Thánh Thể chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh và Hậu Binh, thì ngày nay, phong trào TNTT dựa theo lứa tuổi  chia ra làm các ngành Ấu Nhi, Thiếu Nhi, Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ. Ba ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa được huấn luyện theo Chương trình Thăng tiến với các bộ môn: kiến thức Thánh Kinh, đời sống Tông giáo, suy niệm Phúc Âm, hiểu biết phong trào, chuyên môn.
Ngành Ấu Nhi: từ 7 đến 9 tuổi, quàng khăng màu xanh lá mạ, với châm ngôn Ngoan. Phong trào dùng cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu làm khung cảnh huấn luyện Ấu Nhi. Các em sẽ học gương vâng lời của Chúa, sẽ cảm nhận ơn cha nghĩa mẹ và tình anh em chị em trong gia đình.
Nghành Thiếu Nhi: từ 10 đến 13 tuổi, quàng khăng màu xanh biển, với châm ngôn Hy sinh. Cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu sẽ là khung cảnh huấn luyện Ngành Thiếu. Các em sẽ theo chân Chúa đi lên đền thờ năm 12 tuổi, trở về Nazareth sống “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức”. Tình yêu thương và lòng hy sinh thắt chặt hạnh phúc của Thánh Gia: Thánh Giuse cần cù lao động nuôi sống gia đình, Đức Maria hiền lành thương người, luôn chăm sóc và hướng dẫn con trẻ, Chúa Giêsu một lòng vâng phục và giúp đỡ cha mẹ…
Ngành Nghĩa Sĩ: từ 14 đến 17 tuổi, quàng khăng màu vàng tươi, với châm ngôn Chinh phục. Cuộc đời công khai rao giảng của Chúa Giêsu rất phù hợp cho khung cảnh huấn luyện Ngành Nghĩa. Ở lứa tuổi này, các em đã bước vào đời, cảm nghiệm được tình bạn bè, hàng xóm láng giềng, lòng yêu nước và tinh thần phục vụ tha nhân. Các em sẽ bước theo chân Chúa, học hỏi sự khôn ngoan, lòng nhân từ độ lượng và nhất là tinh thần dấn thân làm chứng cho chân lý qua đời sống gương mẫu và yêu thương.
Ngành Hiệp Sĩ: từ 18 tuổi trở lên, quàng khăng màu nâu, với châm ngôn Dấn thân. Bài giảng Trên Núi, tức Tám Mối Phúc Thật, trở thành Hiến chương của nghành Hiệp Sĩ. Vào đời, trở nên muối men ướp đời, người hiệp sĩ quảng đại dấn thân phục vụ Giáo Hội và xã hội. Họ có thể là nhóm người cùng ngành nghề, cùng một trường đại học, hoặc có thể là những công nhân cùng một nông trường, xí nghiệp. Với tài năng và tâm trí, họ sẵn sàng nhập cuộc kiến tạo cộng đoàn xứ đạo và xây dựng quê hương.
Huynh trưởng: từ 18 tuổi trở lên, quàng khăng màu đỏ viềng vàng, với châm ngôn Phụng sự. Trước khi bước vào cuộc đời Huynh Trưởng chính thức, người trẻ phải qua thời gian tập sự gọi là Dự Trưởng (quàng khăng màu hồng viền đỏ). Cuộc đời Thánh Gioan Tẩy Giả là khung cảnh huấn luyện Dự Trưởng. Cũng như  thánh nhân, người Dự Trưởng can đảm chọn đời sống “dọn đường cho Chúa đến”, sẵn sàng bước vào con đường phụng sự của một người Huynh Trưởng (HT) chính thức.
Khung cảnh huấn luyện HT chính thức HT cấp I là cuộc hành trình Về Đất Hứa của dân Do Thái. Cuộc đời của Môsê hướng dẫn dân Chúa khỏi ách nô lệ Ai Cập là hình ảnh của người HT, người có trách nhiệm dẫn đưa các em thiếu nhi thoát khỏi những tật xấu, thú vui thấp hèn của xã hội để đến cùng Chúa.
Lên đến cấp II và cấp III, người HT được huấn luyện chuyên ngành. Khung cảnh huấn luyện cấp II Ngành Ấu là cánh đồng Bêlem; cấp II Ngành Thiếu là cuộc hành trình lên Giêrusalem chịu thương khó của Chúa Giêsu; cấp II Ngành Nghĩa là Biến cố phaolô ngã ngựa ở Damas.
Khung cảnh huấn luyện cấp III Ngành Ấu là cuộc hành trình của Ba Vua Phương Đông tìm Chúa Hài Đồng; cấp III Ngành Thiếu là Cuộc Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; cấp III Ngành Nghĩa là các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô.
4- Trợ tá:
Trước đây, phụ tá cho các cha tuyên úy là các thầy, các dì trợ úy, ngày nay, có thêm Trợ tá. Với kinh nghiệm dồi dào của đời sống gia đình cũng như cuộc sống xã hội, người trợ tá là nguồn tương trợ tuyệt vời mỗi khi người HT cần đến. Người trợ tá không những mang vai trò hướng dẫn tinh thần, cố vấn góp ý, mà còn là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa Đoàn TNTT và phụ huynh cũng như cộng đoàn xứ đạo. Hơn nữa, người trợ tá nếu tham dự các Khóa Huấn luyện vấn đề cá biệt của giới mình trong ánh sáng đức tin.
- Phát triển ý thức trách nhiệm tông đồ của họ trong môi trường họ sống.
- Đem Phúc Âm vào đời tư cũng như vào toàn thể môi trường học đường.
- Hoạt động để cải tạo, thánh hóa môi trường học đường.
5- Đường lối hoạt động:
TSC hoạt động theo phương pháp “xem – xét – hành động” và theo đường lối sau:
- Phục tùng và cộng tác với hàng giáo phẩm.
- Luôn luôn liên kết với Chúa Kitô.
- Hoạt động nhằm vào tầng lớp sinh viên, học sinh, quyết tâm làm cho tầng lớp này chuyển mình đi vào tinh thần Phúc Âm.
- Mọi hoạt động TSC đều phải được tổ chức trên bình diện môi trường.
- Phải luôn luôn có mặt trong mọi cơ cấu, mọi hình thức sinh hoạt có liên quan đến giới sinh viên, học sinh hầu có thể đóng vai trò là “Men trong bột” của mình.
- Hoạt động với và cho giới học sinh, sinh viên theo phương pháp của phong trào.
6- Tình trạng phong trào:
 Phong trào đã hiện diện trên khắp lãnh thổ: 12 liên đoàn, khoản 100 đoàn (tại 35 tỉnh) với số đoàn viên khoản 4.500.
* Ngày đáng ghi nhớ:
 Ngày 20/4/1964, HĐGMVN đã nhóm họp tại Đà Lạt và quyết định chấp nhận TSC là phong trào hoạt động tông đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên, học sinh. Cũng từ ngày nay, phong trào TSC là một phong trào CGTH chuyên biệt của GHVN.
* Phong trào sau năm 1975:
 Sau những năm sinh hoạt nhỏ và chỉnh đốn lại tổ chức của phong trào cho phù hợp với tình hình sinh viên, học sinh, hiện nay, phong trào đã có 6 đơn vị (đoàn) với 200 thành viên dự bị và chính thức.
Do điều kiện kinh tế và nhu cầu sinh hoạt gia đình, các trưởng TSC đã phải phân tán khắp nơi trên đất nước và đó đây trên thế giới nên phong trào TSC Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Do vốn giáo lý còn nông cạn, một số đoàn tự nhận thấy giờ suy niệm và chia sẻ Lời Chúa còn thiếu chiều sâu . Mỗi đơn vị đều có một sư huynh hoặc một trưởng làm cố vấn để giúp suy niệm chia sẻ Lời Chúa và kiểm điểm đời sống cho có chất lượng. Thỉnh thoảng, Đoàn cũng nhận những bản tinh của phong trào do Văn phòng vùng châu Á hoặc của TSCVN/NO-LA gửi đến.
ÔNG NGUYỄN TRÍ DŨNG                                                                
GIÁO LÝ VIÊN
Giáo Hội Công giáo Việt Nam hiện nay có 62.388 giáo lý viên trong 26 giáo phận, chưa kể các giáo lý viên trong các cộng đồng Công giáo hải ngoại. Có thể nói, ngoài Hội đồng Mục vụ giáo xứ giữ vai trò lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động trong giáo xứ, các giáo lý viên có 1 vai trò quan trọng trong việc giáo dục và bảo vệ đức tin cho giới trẻ cũng như thúc đẩy công cuộc Phúc Âm  hóa trong cộng đồng giáo xứ, giáo phận. Vai trò này đã được Giáo Luật 1983 xác định và được nhiều văn kiện của Giáo Hội nhắc đến.
Tuy nhiên, tình trạng hiện nay là các giáo lý viên không có được một quy chế rõ ràng, thống nhất trong các giáo phận hay trong các giáo xứ của cùng một giáo phận. Họ làm việc và được đối xử tùy theo tầm nhận thức của cá nhân cha xứ hơn là sự đón nhận của cộng đồng giáo xứ và của các cấp bậc cao hơn trong giáo phận và Giáo Hội. Chúng tôi hy vọng rằng: trong tương lai gần, Ủy ban Giáo dân phối hợp với Ủy ban Giáo lý Đức tin và Ủy ban Truyền giáo trực thuộc HĐGMVN có thể soạn thảo 1 Quy chế Tổng quát cho các giáo lý viên và mỗi xứ đạo có thể có quy chế giáo xứ để xác định quyền lợi và bổn phận của giáo lý viên cho xứng đáng với lòng nhiệt thành và công sức của họ.
1. Định nghĩa: giáo lý viên là ai?
- Giáo lý viên (GLV) là những người chia sẻ sứ mạng của Hội Thánh, sứ mạng quan trọng nhất, đó là Rao giảng Tin Mừng. “Việc dạy giáo lý được Hội Thánh coi là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của mình” (Tông huấn Dạy Giáo Lý (DGL), số 1).
- “GLV” là những giáo dân có trình độ và đời sống đạo hạnh, dưới sự hướng dẫn của các nhà truyền giáo, hiến thân lo giảng dạy Giáo lý Tin Mừng, tổ chức các cử hành phụng vụ và các việc bác ái” (Gl.785.1)
“GLV là một giáo dân được GH đặc cử tùy theo nhu cầu địa phương, để làm cho Đức Kitô được nhận biết, yêu mến và noi theo” (Hd. GLV.1)
- Ơn gọi GLV: mỗi tín hữu trong Hội Thánh đều được Chúa Thánh Thần mời gọi góp phần làm cho Nước Chúa mau đến. Ơn gọi GLV không những bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, mà con do lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần, “một đặc sủng được Hội Thánh nhìn nhận và ủy nhiệm” (Hd.GLV.2)
- Như thế, ta có thể tóm tắt:
+ GLV là người được Thiên Chúa yêu thương mời gọi.
+ GLV là người hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu.
+ GLV là người sống theo Lời Chúa dạy.
+ GLV là người có khả năng chia sẻ niềm tin cho người khác.
+GLV là người gắn bó với Hội Thánh và được Hội Thánh sai đi.
2. Thành phần giáo lý viên:
 “Do chức vụ của mình và ở các cấp bậc khác nhau, các vị Chủ chăn
( Đức Giám Mục) có trách nhiệm trên hết trong việc nâng cao, hướng dẫn và điều phối việc dạy giáo lý…Đối với các linh mục và tu sĩ nam nữ, đó là lĩnh vực đặc biệt cho việc tông đồ. Ở một cấp độ khác, các phụ huynh, các giáo lý viên và tất cả mọi người, ở mọi trình độ khác nhau, đều có trách nhiệm rõ rệt trong việc giáo dục lương tâm các tín hữu. Việc giáo dục này rất quan trọng cho đời sống Giáo Hội và xã hội (DGL.16).
* Linh mục thi hành sứ mạng rao giảng
- Linh mục là người được tuyển chọn, tấn phong và trao cho sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ. “Các linh mục là người mắc nợ mọi người về việc truyền thông cho họ chân lý Phúc Âm mà các ngài đã được nhận nơi Chúa” (CĐ.Vaticanô II, Sắc lệnh về Đời sống Linh mục, số 4)
- Có nhiều hình thức giảng Lời Chúa, trong đó việc tổ chức dạy giáo lý thường xuyên, cho mọi người là một nhu cầu không thể không có. Cho dù hoàn cảnh nào, công việc bận rộn, thiếu nhân sự, thiếu tài liệu…không được xao nhãng việc huấn giáo.
- Linh mục cần quan tâm tổ chức dạy giáo lý: tạo mô hình và điều hành các lớp giáo lý, tuyển chọn và huấn luyện GLV, yểm trợ và khích lệ các lớp giáo lý. Quan tâm đặc biệt các lớp giáo lý Dự Tòng.
* Tu sĩ thi hành sứ mạng rao giảng
Tu sĩ là người tận hiến đời mình để hoàn toàn sống cho Chúa và cho tha nhân. Sống cho Chúa là thực thi các ý định của Chúa, sống cho tha nhân giúp họ thăng tiến đời sống tâm linh, để xứng đáng hưởng ơn cứu độ.
- Ý định của Thiên Chúa là: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Toàn Giáo hội, mỗi người đều thực hiện ý Chúa, thì trong cương vị tu sĩ càng phải đem hết khả năng của mình để rao giảng Tin Mừng.
- “Giáo Hội muốn tăng cường sự hiện diện tích cực của các cộng đoàn tu sĩ trong kế hoạch mục vụ của Giáo hội địa phương”. (DGL 65): nghĩa là tu sĩ hợp tác với các chủ chăn trong giáo xứ và giáo phận để giảng dạy giáo lý cho thanh thiếu niên nhi đồng. “Qua dòng lịch sử, các tu sĩ nam nữ đã rất tận tụy trong hoạt động dạy giáo lý và hoạt động của họ hết sức hữu hiệu và thành công” (DGL.65)
- Cần tích cực chuẩn bị: “Cha khuyên các con hãy tích cực chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho nhiệm vụ dạy giáo lý”. Sự chuẩn bị qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn học tập Thần học Thánh Kinh, nhất là môn Sư phạm Giáo Lý.
+ Giai đoạn trước khi dạy, hãy soạn bài kỹ, nắm vững và thuộc nội dung, tìm cách trình bày mạch lạc.
Cuộc đời dâng hiến có ý nghĩa thật tròn đầy là: kiện toàn chính mình trong việc học hỏi và sống Lời Chúa, đồng thời thông truyền đức tin cho nhiều tâm hồn.
* Giáo dân thi hành sứ mạng rao giảng
“Giáo dân, vì là thành phần của Giáo Hội, nên có ơn gọi và sứ mạng loan báo Tin Mừng. Các bí tích khai tâm Kitô giáo và các ơn huệ của Chúa Thánh Thần đã trang bị khả năng cho họ và thúc giục họ thi hành sứ vụ này. Các Kitô hữu làm cha mẹ phải là những giáo lý viên đầu tiên cho con cái mình, không ai thay thế được (KTH.GD.34)
- Toàn thể giáo dân có bổn phận thi hành công tác theo khả năng và vị trí từng người.
- Bậc cha mẹ ý thức nhiệm vụ giáo dục đức tin cho con cái.
- Những người trưởng thành, các thanh niên nam nữ đi tiên phong trong việc khai mở vào bảo vệ đức tin, thực thi qua vai trò huynh trưởng và giáo lý viên trong các hoạt động mục vụ giáo lý.
3. Nhiệm vụ của giáo lý viên:
3.1 Trong Giáo Hội xét nhu cầu nhiệm, giáo lý viên là người phục vụ Chúa Kitô
Để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội, hiến chế Lumen Gentium của CĐ. Vati-canô II đã sử dụng những hình ảnh sống động gặp được trong Thánh Kinh: “Dân Thiên Chúa Cha; Thân Mình Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần”. Ba cách diễn tả, nhưng chỉ một Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu hình ảnh Dân Thiên Chúa Cha thắm đẵm yếu tố lịch sử, còn hình ảnh Đền Thờ Chúa Thánh Thần giàu yếu tố thiêng liêng, thì hình ảnh Thân Mình Chúa Kitô lại gần gũi với tất cả mọi thành viên của Giáo Hội. Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là thân mình trong đó mỗi người là phần chi thể. Thánh Phaolô đã khéo dùng hình ảnh thân mình để minh họa cho sự liên kết sống động giữa mọi người trong Giáo Hội, kẻ việc này, người việc khác, kết liên hài hòa chung xây cho sự sống thăng tiến. Mầu nhiệm Giáo Hội là thế.
Cũng với những hình ảnh này, nhưng ở quy mô nhỏ của Giáo Hội địa phương cấp giáo xứ, vốn được cấu trúc và phân công nhằm thăng tiến đời sống chung, mọi người tìm được vị thế xứng hợp cho mình. Chính ở đây và trong quy mô này, giáo lý viên được nhìn như người phục vụ Chúa Kitô: trong tinh thần là phục vụ Chúa Kitô, Thủ lãnh của Giáo Hội và trong công việc là phục vụ Chúa Kitô nơi đối tượng mình giảng dạy để sự sống Thiên Chúa được lớn lên trong họ.
Dạy giáo lý cho ai là phục vụ Chúa Kitô trong kẻ ấy. Dạy giáo lý tân tòng là đem Chúa Kitô đến cho người khác, dạy giáo lý khai tâm là giúp cho Chúa Kitô lớn lên trong anh chị em mình; và dạy giáo lý hôn nhân cũng là để Chúa Kitô được triển nở sang thế hệ tiếp theo…Đây là điều then chốt trong linh đạo dành cho giáo lý viên. Không ai có thể cho đi điều mình không có. Vậy anh chị em hãy có Chúa Kitô sống động trong cuộc đời mình để có thể phục vụ Chúa Kitô cách hoàn hảo hơn nơi những người được trao cho mình trong công tác huấn giáo.
3.2 Trong Giáo Hội xét như hiệp thông, giáo lý viên là cộng tác viên của mục tử trong nhiệm vụ huấn giáo.
 Đã là Kitô hữu, nghĩa là thuộc về và hướng về Chúa Kitô, thì theo bản chất đến từ bí tích Rửa Tội, ai cũng được mời gọi tham gia thi hành các nhiệm vụ trong Giáo Hội tùy theo bậc sống mình, sao cho nhịp sống chung được trải ra trong trật tự hài hòa. Có những nhiệm vụ chuyên biệt dành riêng cho một bậc sống, nhưng cũng có những nhiệm vụ tổng quát mở ra cho hết mọi người. Tuy nhiên, nhiệm vụ chuyên biệt luôn cần đến sự cộng tác của nhiệm vụ tổng quát và ngược lại, nhiệm vụ tổng quát cũng cần được nhiệm vụ chuyên biệt sáng soi. Trong mỗi giáo xứ, nhiệm vụ giáo huấn thuộc về trách nhiệm mục tử, nhưng công trình lớn lao và bao quát ấy, một mình mục tử, dù tài năng đến mấy cũng không thể chu toàn được. Lực bất tòng tâm. Dù có ba đầu sáu tay, một mình không thể dựng xây công trình. Chính vì thế, cần đến sự cộng tác của nhiều người, không chỉ vì “đông tay thì vỗ nên kêu”mà còn vì đây là công trình chung của Giáo Hội.
Nếu nhiệm vụ giáo huấn nặng nề mà mỗi mục tử phải kê vai gánh vác kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”, thì cũng ở đó, đã mở ra cửa ngõ liên thông sang nhiệm vụ huấn giáo mà mục tử có thể chờ đợi sự cộng tác tích cực của các giáo lý viên. Như thế, khi tham gia giảng dạy các lớp giáo lý theo chuyên đề hay theo lứa tuổi tại các giáo xứ, giáo lý viên xứng đáng được nhìn nhận như là thừa tác viên huấn giáo và là cộng tác viên vào nhiệm vụ giáo huấn của mục tử tại địa phương. Đây chính là nét đẹp thể hiện sự hiệp thông Giáo Hội cách sống động . Xin cùng với các mục tử tại các giáo xứ gửi đến toàn thể anh chị em giáo lý viên lời cám ơn và lời khích lệ chân tình,vì sự cộng tác và sự hy sinh đóng góp của anh chị em trong suốt thời gian qua, cho công cuộc huấn giáo được triển nở, và sự hiệp thông trong Giáo Hội được biểu lộ cụ thể đó đây.
3.3 Trong Giáo Hội xét như sứ vụ, giáo lý viên là nhà truyền giáo
Theo lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, ngày xưa các thừa sai đến đâu thì việc đầu tiên các ngài làm là giảng dạy giáo lý và kêu gọi sám hối rồi cử hành nghi thức rửa tội, khiến từ đó việc truyền giáo cũng đồng nghĩa với việc giảng dạy giáo lý, để hôm nay ta có quyền nói: giảng dạy giáo lý một cách nào đó cũng là hoạt động truyền giáo. Hoạt động truyền giáo và hoạt động huấn giáo có thể được hình dung như hai bước chân trước sau của cùng một nhịp đi. Có người phân biệt cách chí lý rằng: truyền giáo là nhằm rửa tội những người biết sám hối; còn huấn giáo là nhằm sám hối những người đã rửa tội rồi. Có người khác lại chia sẻ cách đơn giản hơn: truyền giáo ban đầu là dùng giáo lý đem Chúa đến cho người ta; còn tái truyền giáo là dùng giáo lý đem người ta trở về với Chúa. Cả hai cách phát biểu đều hay và đẹp, nhưng điều muốn ghi nhận ở đây là mối tương quan không thể tách rời giữa truyền giáo và huấn giáo.
Truyền giáo thuộc về bản chất của Giáo Hội. Không phải vì có Giáo Hội nên mới có sứ vụ truyền giáo, mà ngược lại, vì đã có sứ vụ truyền giáo nên mới có Giáo Hội để tổ chức thi hành. Vì Giáo Hội là truyền giáo, mà truyền giáo và huấn giáo bước song hành, nên tham gia công tác huấn giáo, giảng dạy giáo lý cũng là cộng tác vào công cuộc truyền giáo tại giáo xứ, cho có thêm người biết Chúa, biết tin nhận Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa hơn.
Vâng, trong Giáo Hội sứ vụ, anh chị em giáo lý viên là những nhà truyền giáo đấy. Vậy anh chị em hãy luôn ghi nhớ khía cạnh sứ vụ này của Giáo Hội, để công tác huấn giáo của anh chị em được chu đáo và nâng cao, không chỉ bằng giáo án khúc chiết mà còn bằng chứng tá đức tin hằng ngày nữa. Giáo lý không chỉ được giảng dạy bằng lời nhưng còn bằng chính đời sống gương mẫu của giáo lý viên.
Anh chị em thân mến,
Trên trang mạng về linh đạo dành cho giáo lý viên, người đọc thấy lời cật vấn: tại sao vị trí của giáo lý viên trong giáo xứ lại quá nhạt nhòa? Câu hỏi đó lập tức nhận được hồi đáp là một tâm tình nhẹ nhàng mà thấm thía, đưa giáo lý viên từ băn khoăn về vị thế sang băn khoăng lớn hơn về ơn gọi, đồng thời họa lại thái độ ứng trực của các tiên tri thuở xưa, để động viên nhau trên đường phục vụ: “Con đây, vì Chúa đã gọi con”. Mong rằng đó cũng là tâm tình của mỗi giáo lý viên chúng ta trước ơn gọi đặc biệt này, một tâm tình sẵn sàng, cho dẫu bản thân mặt này mặt khác còn nhiều giới hạn hoặc điều kiện đời sống lúc này lúc khác vẫn thiếu đủ điều.
Xin Chúa chúc lành và ban thêm chí bền cho anh chị em trong công tác cao quý này.
                                                                     GM GIUSE VŨ DUY THÔNG



CHIA SẺ

TÁC GIẢ:

TÁC GIẢ CHƯA CHIA SẺ...

0 Bình luận: